Hướng dẫn trồng hoa lan nam phi từ củ

Hướng dẫn trồng hoa lan nam phi từ củ

Lan Nam Phi là một chi của khoảng 16 loài thực vật có hoa trong gia đình Iridaceae. Tên của nó được đặt theo tên của bác sĩ người Đức Dr. Friedrich Heinrich Theodor Freese vào cuối thế kỉ 19. Chúng là cây thân thảo có đường kính từ 1-2,5cm, chùm lá hẹp dài 10-30cm. Màu sắc của hoa rất đa dạng, từ trắng, tím, vàng đến đỏ và cam. 

Hoa lan Nam Phi nở quanh năm nhưng đạt đến số lượng nhiều nhất là vào mùa xuân.

Lan nam phi có thể trồng trong chậu hoặc ngoài luống. Sau khi trồng từ củ 12 tuần cây sẽ ra hoa. Một cây lan nam phi có thể nở hoa kéo dài trong nhiều tháng liên tục.

1. Chuẩn bị

Củ lan nam phi có hình dạng giống như củ hành lá. Có thể mua củ giống hoa lan nam phi tại DTSeeds là Tổng đại lý cung cấp hạt giống tốt, tỷ lệ nảy mầm cao.

Một đặc điểm cần lưu ý khi trồng Lan nam phi là đất phải có tính thoát nước tốt. Nếu đất không thoát nước tốt có thể làm cho củ bị thối, củ có thể thối ngay cả khi cây đang phát triển.

Đất trồng Lan nam phi không cần phải là đất tốt. Nên trộn đất thịt với xỉ than, hoặc sỏi, gạch đập nhỏ theo tỉ lệ 6 đất – 4 vật chất trộn để tăng tỉ lệ thoát nước của đất. Ngoài ra có thể mua sẵn đất trồng và dụng cụ trồngcây tại Đại lý cung cấp hạt giống số 1B Trần Quang Diệu – Đống Đa – Hà Nội.

2. Cách trồng và chăm sóc

Ươm củ: Sử dụng cát xây dựng, xả nhiều lần để làm sạch cát không nhiễm mầm bệnh. Đổ cát vào rổ, hoặc chậu sâu từ 25 – 30cm. Vùi củ lan nam phi vào cát sâu từ 1 – 1,5cm. Tưới nước đủ ẩm. để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mưa. Chỉ tưới đủ ẩm, không tưới quá nhiều dễ gây thôi củ. Kiểm tra rổ cát mỗi ngày duy trì độ ẩm vừa phải cho đến khi củ nhú mầm.

Sau khi củ nhú mầm, có thể nhẹ nhàng lấy từng củ mang ra trồng vào chậu đã có đất phối trộn sẵn

Lan nam phi thích hợp trồng trong đất có độ PH từ 5,7 – 7,2. Lan nam phi ưa nắng, cây sẽ không ra hoa nếu bị khuất trong bóng râm. Đủ nắng cũng kéo dài thời gian duy trì của hoa, và hoa sẽ nở nhiều hơn.

Có thể trồng lan vào chậu có đường kính 35 – 50cm, sâu 30 – 40cm. Nên để chậu lan nơi có nhiều ánh nắng, nhưng tránh nắng gắt nhiệt độ cao giữa trưa. Có thể dùng lưới che nắng giảm 40 % để giảm cường độ nắng ở các vùng có thời gian nắng kéo dài.

Cách chăm sóc hoa lan Nam Phi không quá khó, nhưng cần chăm sóc duy trì độ ẩm vừa đủ, không được để đất sũng nước. Sau 120 ngày Lan sẽ nở hoa. Lan có thể nở liên tục trong 1 – 2 tháng. Sau khi hoa tàn, nên ngắt bỏ những cành đã rủ, tiếp tục chăm sóc để cây phát triển, và ra hoa vào năm sau.

3. Bón Phân

Khi cây phát triển được 4cm. Có thể cho một vài viên phân Kali – Hoặc NPK tổng hợp vào trong đất, vùi cách xa thân củ 2cm. Để tăng cường dinh dưỡng cho cây. Nên tưới lan vào buổi sáng, để cây có thời gian khô ráo vào ban ngày, tránh tưới ban đêm, độ ẩm sẽ làm nấm mốc phát triển. Chỉ nên tưới vào gốc, không để ướt lá cây

4. Trị sâu bệnh

Bệnh hại trên lan nam phi

– Bệnh đen thân cây lan nam phi:Do nấm Fusarium sp. gây nên. Phòng trị: Nên tách những cây bị bệnh để riêng và dùng thuốc phòng trừ hay nhúng cả cây vào thuốc trị nấm. Nếu cây lớn hơn thì cắt bỏ phần thối rồi phun thuốc diệt nấm như Carbenzim, Zin,  Zineb 3/2000, Benlat 1/2000, Bendazol.

– Bệnh đốm lá: Do nấm Cercospora sp. gây nên. Bệnh thường phát sinh mạnh trên cây Dendrobium sp., gây hại trong mùa mưa ở những vườn lan có độ ẩm cao. Phun thuốc trừ nấm (như trên) Carbenzim + Dipamate: hỗn hợp thuốc hiệu quả cao hay Cadilac.

– Bệnh thán thư: Do nấm Colletotricum sp. gây ra. Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa nên phải phòng trừ trước. Thường cắt bỏ lá vàng rồi phun thuốc diệt nấm 5 – 7 ngày/phun 1 lần: Thio-M, Cabenzim, Bendazol.

– Bệnh thối mềm vi khuẩn:Do vi khuẩn Pseudomonas gladioli gây ra. Vết bệnh có hình dạng bất định, ủng nước, màu trắng đục, thường lan rộng theo chiều rộng của lá. Gặp thời tiết ẩm ướt mô bệnh bị thối úng, thời tiết khô hanh mô bệnh khô tóp có màu trắng xám.

– Bệnh thối nâu vi khuẩn: Do vi khuẩn Erwnia carotovora gây ra. Ban đầu vết bệnh có màu nâu nhạt, hình tròn mọng nước về sau chuyển thành màu nâu đen. Bệnh hại cả thân, lá, mầm làm các bộ phận trên bị thối. Sử dụng Kasumin, dùng 1 trong những hỗn hợp: Saipan + Mexyl; Saipan + Alpine; Mexyl + Alpine để phun phòng trị.

– Bệnh đốm vòng (đốm mắt cua):Do nấm Cercospora resae gây ra.

+Triệu chứng: Vết bệnh là những đốm nhỏ, hình mắt cua, hình trong hơi lõm, ỡ giữa màu nâu nhạt, xung quanh có gờ nổi màu nâu đậm. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá bánh tẻ, lá già tạo thành nhiều vết nhỏ li ti làm lá vàng, nhanh rụng.

+ Phòng trừ: Dùng thuốc Topsin M 70 WD hoặc Score 250 ND, Bendazol, Carbenzim, Thio-M.

– Bệnh đốm vòng:Do nấm Alternaria rasae gây ra.

+ Triệu chứng: Vết bệnh hình tròn hoặc hình bầu dục, trên vết bệnh có các vòng đồng tâm khá rõ. Khi gặp thời tiết ẩm ướt, ấm áp, trên vết bệnh thường hình thành một lớp nấm mốc màu đen gồm cành và bào tử phân sinh của nấm gây bệnh. Bệnh thường gây hại trên các lá già, lá bánh tẻ làm lá vàng dễ khô rụng.

+ Phòng trừ: Sử dụng Daconil 500 SC, Carbenzim + Dipomate, Cadilac.

Sâu hại

– Rệp vảy:rệp thường bám trên các thân giả hành còn non. Phòng trị bằng cách: Dùng bàn chải chà xát rồi nhúng cây lan vào dung dịch thuốc Malathion 50 pha loãng, Sagosuper 20EC.
– Bọ trĩ: gây hại chủ yếu trong mùa nắng. Dùng Malathion 5 mg/bình 4 lít nước, phun 1 tuần/lần, phun liên tiếp liên tục trong 3 tuần, Dragon (5cc) + SK99 (20cc)/bình 8 lít.

Những bông hoa Lan Nam Phi đẹp đang khoe sắc bên khung cửa sổ

Hoa Lan Nam Phi là một trong những giống hoa Lan đẹp để trưng bày trong các dịp lễ tết hay các dịp đặc biệt, với hình dáng tao nhã, màu sắc phong phú và đa dạng, hoa Lan Nam Phi là sự lựa chọn thích hợp với mọi gia đình.

Trả lời