Cách làm xơ dừa trồng cây

 

Xơ dừa là một hợp chất hữu cơ làm tăng khả năng hấp thụ và thoát nước của đất bầu và cũng là một sửa đổi tốt đối với đất vườn . Sử dụng xơ dừa để tự nảy mầm hạt giống, nhân giống cây trồng và cung cấp hỗ trợ cho cấu trúc rễ của cây trồng thủy canh. 

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tìm hiểu chủ đề của xơ dừa và cung cấp lời khuyên tốt để giúp bạn chọn một sản phẩm chất lượng cao và sử dụng nó một cách chính xác, xơ dừa có nhiều công dụng làm vườn.  Xơ dừa với độ pH trung tính. Làm vườn bằng thủy canh sử dụng xơ dừa làm môi trường hỗ trợ vì xơ dừa vô trùng và tự nhiên chống lại sự phát triển của nấm, cùng với những lợi ích khác của người làm vườn thủy canh.

Giá thể trồng rau được sản xuất từ mụn dừa là một loại đất trồng hữu cơ có các đặc tính ưu việt: Tơi xốp, thoáng khí, dễ thấm nước, giữ ẩm cao, không mang mầm bệnh, chứa nhiều vi sinh vật có lợi giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Bạn hãy đọc để tìm hiểu thêm về cách làm xơ dừa trồng cây:

1. Chuẩn bị

a) Dụng cụ.

– Cân: Định lượng chính xác các thành phần cho vào đống ủ.

– Bạt: Dùng để đậy lên đống ủ để tránh nắng mưa và đảm bảo nhiệt độ của đống ủ.

– Cuốc, xẻng: Phối trộn và đảo trộn đống ủ.

– Thùng tưới nước: Tưới chế phẩm và nước để đảm bảo độ ẩm của đống ủ.

Hướng dẫn cách làm giá thể xơ dừa từ Siêu thị hạt giống

– Vị trí ủ: Để đảm bảo cho các quá trình hoạt động của vi sinh vật được tiến hành thuận lợi, nơi ủ mụn xơ dừa là nơi có nền không thấm nước, cao ráo, tránh sự ứ đọng nước mưa. Làm nền ủ có độ dốc và hệ thống rãnh xung quanh. 

b) Nguyên liệu.

Để làm 1000 kg phân hữu cơ từ mụn xơ dừa, bạn cần chuẩn bị:

Nguyên liệu

Khối lượng

Mụn xơ dừa

1200 kg

Phân NPK (5-10-3)

6 kg

Vôi bột

15 kg

Supe lân (dạng bột)

35 kg

Chế phẩm EM1

5 lít

Nước sạch

200 lít

2. Xử lý chất chát trong mụn xơ dừa.

Có nhiều lý do chính đáng để chọn xơ dừa thay cho than bùn để làm vườn và bầu. Lý do đầu tiên và quan trọng nhất để chọn xơ dừa là nó là một nguồn tài nguyên tái tạo. Chọn xơ dừa thay than bùn giúp ngăn chặn sự tàn phá của những con bọ có trong than bùn.

Tìm mua giá thể xơ dừa và cách sử dụng tại Siêu thị hạt giống 

Trong mụn xơ dừa có 2 chất quan trọng ảnh hưởng lớn đến bộ rễ cây trồng là chất chát, nó cản trở việc hút dinh dưỡng của rễ cây, dẫn đến chết cây. Do đó, bạn phải xử lí hai chất chát này qua 4 bước sau:

Bước 1 : Nghiền nhỏ vỏ quả dừa bằng Máy băm nghiền xơ dừa, bã mía 3A3Kw.

Bước 2: Xả chát Tannin.

– Ngâm xơ dừa vào nước khoảng 1 – 3 ngày (Tanin tan trong nước). Sau đó, xả sạch hết nước.

Chú ý: Khi màu của xơ dừa mới bỏ vào có màu vàng nghệ, sau khi xả chát xong sẽ có màu vàng đỏ, màu sáng đỏ là bạn làm tiếp bước 2.

Bước 3 : Xả chát Lignin.

– Chuẩn bị nước vôi để ngâm xơ dừa, theo tỷ lệ cứ 5 kg vôi pha với 200 lít nước sạch. Vôi tôi gặp nước sinh nhiệt rất nóng, bạn cẩn thận trong lúc tôi vôi.

– Cho xơ dừa cho vào thùng, khuấy đều trong nước vôi.

– Khoảng 5 – 7 ngày sau, bạn thấy nước đục vàng. Lúc này có thể xả hết nước vôi ngâm mụn xơ dừa (Khi cho xơ dừa vào nước vôi trắng đục, xơ dừa đổi màu thành màu nâu đất và màu nước vôi cũng chuyển sang màu nâu).

Bước 4 : Rửa sạch nước vôi.

– Ngâm xơ dừa vào nước sạch.

– Làm liên tục 1 – 3 lần, để xả hết vôi còn lại trong mụn dừa tránh gây ảnh hưởng đến bước tiếp theo là ủ chế phẩm vi sinh EM1.

Ngâm giá thể xơ dừa trong nước sạch trước khi xử lý

– Xả hết nước và để xơ dừa được khô ráo nước rồi dùng tay vắt từng nắm mụn dừa cho ráo nước (càng khô càng tốt).

3. Cách ủ mụn xơ dừa.

Trộn đều mụn xơ dừa + NPK (5-10-3) + supe lân + vôi bột với nhau theo khối lượng như bảng sau:

Nguyên liệu

Khối lượng

Mụn xơ dừa

1200 kg

NPK (5-10-3)

6 kg

Vôi bột

15 kg

Supe lân

35 kg

Dùng chang để dàn mỏng hỗn hợp đã trộn ở bước 1 dày khoảng 25 – 30cm.

 Pha loãng chế phẩm EM1 theo công thức: 6 lít chế phẩm vi sinh EM1 pha với 200 lít nước (ủ cho 1200 kg nguyên liệu). Chế phẩm sinh học EM1 có tác dụng tăng khả năng phân hủy chất hữu cơ, giúp rơm rạ, xơ dừa,… nhanh hoai mục, rút ngắn thời gian làm phân hữu cơ vi sinh.

Tưới chế phẩm EM1 đã pha loãng ở trên rồi tưới lên trên lớp nguyên liệu đã được dàn mỏng ở bước 2, lúc này độ ẩm của nguyên liệu đạt 80 – 85 %, dùng tay vắt nguyên liệu, thấy nước rơi nhanh từng hạt qua kẽ tay là đạt. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi đống ủ cao khoảng 1,2 – 1,5m. Sau đó đậy bạt lên trên đống ủ.

Sau 5ngày:  nhiệt độ đống ủ sẽ tăng lên, đạt khoảng 60ºC. Lúc này các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ hoạt động mạnh mẽ.

Lưu ý: Nhiệt độ đống phân sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 10 ngày đầu sau ủ (nhiệt độ có thể đạt 60ºC) và sau đó sẽ giảm dần xuống nhiệt độ môi trường.

Khi nhiệt độ tăng quá cao bạn mở bạt ra tưới thêm nước để giảm nhiệt độ đống ủ xuống. Vì nếu nhiệt độ quá cao sẽ làm mất dinh dưỡng (nhất là dinh dưỡng đạm), vi sinh vật chết nhiều và khả năng phân hủy sẽ chậm hơn ảnh hưởng tới tốc độ hoai mục của đống ủ.

Sau 7 ngày : bạn hãy đảo trộn và bổ sung độ ẩm cho đống ủ (đảm bảo độ ẩm đạt 50 – 60%). Có thể kiểm tra độ ẩm bằng cách lấy tay nắm chặt hỗn hợp đã phối trộn, thấy rỉ nước ra ở tay là được.

Sau 25 – 30 ngày: đảo trộn lại 1 lần, tưới thêm nước để đảm bảo độ ẩm. Sau thời gian ủ từ 40 – 60 ngày có thể đem sử dụng.

Các bước sản xuất để đảm bảo chất lượng:

Duy trì cơ sở sạch sẽ để ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh.

Rửa sạch xơ dừa hoàn toàn để loại bỏ muối.

Pha trộn chất xơ cẩn thận để cân bằng phù hợp.

Đóng gói sản phẩm một cách an toàn.

Lưu trữ sản phẩm đóng gói chính xác.

Sau khi được chế biến và đóng gói, xơ dừa yêu cầu lưu trữ đúng cách để ngăn ngừa sự tạp nhiễm. Nếu được bảo quản ở nơi ẩm ướt, xơ dừa sẽ phân hủy nhanh chóng.

Giá thể xơ dừa bạn có thể tìm mua tại Siêu thị hạt giống 

Mụn xơ dừa được chế biến từ vỏ quả dừa bao gồm cả phần bụi xơ dừa và sợi xơ dừa. Hai thành phần này có nhiều tác dụng: Chống nóng, giữ độ ẩm cho đất, chống xói mòn, tăng độ xốp cho đất, làm chất đốt, trộn với đất trồng để làm giá thể trồng rau, nguyên liệu trồng nấm, phân hữu cơ vi sinh…

Quý khách vui lòng gọi vào số 0399616628 để được tư vấn và mua hàng của chúng tôi.

Để lại một bình luận