Cách trồng hoa loa kèn

Cách trồng hoa loa kèn

Hoa Loa Kèn hay còn gọi là huệ tây, ở Đà Lạt gọi là hoa Lys hay danh pháp khoa học là Lilium longiflorum là một loài thực vật có hoa thuộc chi Loa Kèn, đây là cây bản địa ở phía Nam Nhật Bản và cả Đài Loan.Tuy nhiên phần lớn các hoa thuộc họ này có một đặc điểm chung là hoa loe ra nhìn như cái kèn, nên được gọi là hoa Loa Kèn – tên đặt theo hình dáng bông hoa.

Nhu cầu tiêu thụ cũng như sản xuất hoa loa kèn ngày càng tăng, điển hình là ở một số nước như: Hà Lan, Pháp, Đức, Italia, Canada, Bỉ…

Hoa loa kèn là một trong những giống hoa quý

Hà Lan là nước lai tạo ra rất nhiều giống mới có hoa đẹp, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất cao kết hợp với việc ứng dụng thành công kỹ thuật điều khiển ra hoa đã có thể sản xuất hoa quanh năm.

Ở châu Á, nước đứng đầu về sản xuất hoa loa kèn là Nhật Bản. Đài Loan cũng là nước có công nghệ trồng hoa loa kèn tiên tiến nhất hiện nay.

Nói tới giống hoa loa kèn, riêng một củ giống cho tới 15-17 hoa trong điều kiện chăm sóc tốt, 1-2 hoa trong điều kiện chăm sóc xấu, thiếu dinh dưỡng. Bị ngập nước hoa dễ chết. Vì vậy để tạo ra được những chậu hoa loa kèn đẹp, tươi lâu phải đặc biệt chú ý tới khâu kỹ thuật trồng hoa loa kèn và chăm sóc sao cho hợp lý, cẩn thận, khoa học.

Chuẩn bị

Bước quan trọng nhất là chọn củ giống hoa loa kèn tốt sẽ đem lại tỷ lệ ra hoa cao. Bạn đọc tìm mua giống tại Tổng đại lý cung cấp hạt giống tốt DTSeeds, nơi chuyên cung cấp giống và hạt giống hoa, rau các loại.

Thời vụ

Trồng hoa loa kèn thích hợp nhất vào tháng 10-11 và cho hoa vào tháng 4. Gần đây ở nhiều nơi cũng trồng sớm hơn để hy vọng cho hoa vào Tết nguyên đán. Nếu trồng sớm, cây con bị nắng tỷ lệ chết cao, để tránh nắng có thể phải che bằng cách trồng cây khác. Từ trồng đến lúc mọc có thể tới 45-48 ngày. Để tránh cỏ mọc người ta phải phủ 1 lớp rạ mỏng, vừa hạn chế cỏ, vừa che phủ đất để giữ ẩm.

Kỹ thuật trồng hoa loa kèn

Trong kỹ thuật trồng hoa loa kèn yêu cầu đầu tiên phải chọn đất phù hợp, phải có thành phần cơ giới nhẹ. Đất thích hợp là đất xốp, nhiều mùn, độ ẩm vừa phải, thoát nước nhanh nhưng giữ ẩm tốt. Đất thịt, đất nghèo dinh dưỡng pha sét hay cát pha nhiều không thích hợp cho sinh trưởng phát triển. Đất trồng hoa phải trảng nắng, tránh xa nơi có lò gạch, gần nhà máy có khói than.

Đất phải cày bừa, đập vỡ khoảng 3 lần, mỗi lần cách nhau 5-7ngày. Đất sau khi làm xong phải nắm đựợc thành cục bỏ trong tay không bị vỡ ngay là được. Làm luống cao, mặt luống phải thật phẳng sẻ rãnh rồi bòn phân thật hoai hay bón trước mùa đông rồi mới trồng.

Khi trồng đặt củ giống vào rãnh hàng cách hành 45cm, củ cách củ 30cm, lấp đất sâu vừa phải 4-5cm, nếu lấp sâu cây cành khó mọc. Khi hoa vươn cao cần tưới nước phân pha loãng ½-1/5 lần, rồi xới xáo vun cao cho cây khỏi đổ. Cây loa kèn cứng nên không phải cắm cọc. Khi cây bắt đầu nhú hoa thì ngừng vun và xới xáo.

Đổi chậu trồng: sau khi cây ra lá nên đổi sang trồng ở chậu đáy bằng, đất trồng gồm loại đất Akadama hạt nhỏ và đất mùn. Khi lá quá rậm rạp nên chuyển cây sang trồng ở chậu số 3.

Sau khi cây ra khoảng 10 lá nên ngắt bỏ chồi ngọn để tăng số lượng chồi nách. Còn khi hoa nở nên hường xuyên ngắt bỏ hoa tàn, làm như vậy để giúp cây có thể tiếp tục nở hoa. Nếu không xử lý hoa tàn, thì những hoa này sẽ hút chất khoáng dinh dưỡng của cây và hoa sẽ nở không đẹp.

Thu hoạch và phân giống

Cắt hoa vào lúc bông hé nứt đầu cánh, chừa lại phần gốc 20-15cm có cả lá để cây nuôi củ. Hoa cắt xong có thể cắm ngay vào nước. Khi nhiều có thể để trong tủ lạnh 10-180C trong vòng 15-18 giờ đồng hồ, để hạn chế héo và nở sớm.

Phần củ thân còn lại tiếp tục chăm sóc, xới xáo cho đến tháng 4 rồi mới đào củ. Củ đào lên đem rũ đất rồi cho vào cát (như bảo quản bưởi). Khi bảo quản cần giữ nguyên cả thân tới vụ trồng sau. Khi củ đem trồng cần cắt bỏ phần thân củ, phân loại củ to, củ nhỏ, củ nhỡ để trồng theo từng lô riêng, tiện cho việc chăm sóc cho đồng đều. Để thu hoạch làm nhiều thời vụ, cung cấp cho thị trường, cần làm thành nhiều đợt trong thời vụ chính tháng 10-tháng 11.

Phòng chống bệnh cho hoa

Củ loa kèn trắng nhiều nước, rất rễ thối, không nên để quá lâu trong đất. Khi bảo quản củ giống trong cát, cứ 15-20 ngày đảo lại một lần, loại bỏ củ nhỏ, củ thối dịch bệnh. Những củ thối cần vứt bỏ cả phần cát nơi bảo quản. 

Chăm bón để bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho các cây hoa loa kèn

Lá thường bị khô đầu lá do thiếu dinh dưỡng. Cần bổ sung dinh dưỡng qua lá hay rễ. Phun lên lá vài lượng lân và 1% ure. Thời tiết nóng ẩm lúc sang thu hoạch cũng hay có hiện tượng bị rỉ sắt lá, cần chý ý phòng chống bằng Shimel 1%.

Cách giữ hoa loa kèn tươi lâu sau thu hoạch

Cần phải thay nước mỗi ngày cho hoa loa kèn. Thời gian thay nước thích hợp nhất vào lúc sáng sớm và chiều tối, giúp nước trong lọ luôn sạch sẽ và việc hấp thụ nước của hoa được dễ dàng hơn. Lưu ý, hãy rửa thật sạch bình, nếu rửa bằng xà phòng thì nhớ súc cho hết hẳn xà phòng bởi nếu còn sẽ làm thay đổi độ pH của nước và khiến hoa nhanh hỏng.

Khí hậu nóng bức và ánh nắng mặt trời là tác nhân hàng đầu khiến lọ hoa của bạn nhanh héo, có khi chỉ sau vài giờ. Luôn nhớ đặt lọ hoa ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng. Trong những ngày thời tiết quá nóng bức, nếu có thể, bạn nên đặt lọ hoa vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1-2 giờ.

Để giữ hoa tươi lâu thì việc cắt vát cành hoa cũng khá quan trọng. Cách làm này giúp tăng diện tích tiếp xúc của vết cắt với nước, khiến cành hoa hút nước tốt hơn. Lý tưởng nhất là bạn cắt lại cành mỗi lần thay nước hàng ngày.

Còn làm sao để nụ nở bung như ý muốn, nhất là đối  với những nụ hoa… để mãi không nở, bạn hoàn toàn có thể ép chúng nở to ra bằng cách dùng hai đầu ngón tay tách nhẹ nhàng phần đầu cánh hoa và thổi nhẹ vào đó. Động tác này sẽ khiến hoa loa kèn nở đẹp, đều mà không cần phải chờ đợi.

Còn về cách điều khiển cho cây hoa loa kèn ra hoa vào dịp Tết

Bạn đọc có thể thực hiện theo cách sau đây: trong mùa mưa bạn cố gắng chăm sóc, bón phân, tưới nước, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh cho cây thật chu đáo, đặc biệt là phải bón phân đầy đủ cho cây (nhất là phân lân vào các tháng 5,6,7,8). Có một điều bạn cần hết sức lưu ý là phải luôn đảm bảo cho cây có đủ nước, nếu vô ý để cho cây bị hạn một thời gian dài (thí dụ gặp phải hạn bà chằng) làm đất bị khô cằn, cây bị khô héo lá, đến khi trời có mưa hoặc tưới nước trở lại cây hoa loa kèn  sẽ ra bông một cách tự nhiên chứ không theo ý muốn của bạn nữa. Đến tháng mười âm lịch nhổ cây lên cắt bỏ hết lá và rễ, đặt lên giàn, phơi trong bóng mát, nhớ không được để dưới đất ẩm hay phun tưới nước cho cây (cũng có thể sau khi nhổ cây đem phơi nắng cho đến khi vỏ ngoài của củ hoa đổi màu như củ hành tây thì cắt hết bỏ rễ và lá sau đó mới đặt lên giàn ở chỗ mát), để cho cây ngừng tăng trưởng một thời gian. Khi nào muốn củ hoa ra hoa thì đem trồng củ vào trong chậu hay giỏ tre đã có sẵn hỗn hợp đât, phân hữu cơ tro trấu. Sau khi trồng đưa chậu cây vào chỗ mát, tưới nước đủ ẩm, khi nào thấy củ huệ nhú mầm lá hoặc mầm hoa thì đưa chậu cây ra ngoài nắng.

 Muốn cho cây nở hoa vào đúng dịp Tết nguyên đán thì khi nhổ cây từ vườn lên bạn phải chú ý đến tình trạng sinh trưởng của củ hoa. Nếu thấy củ đã già, lá đã vàng úa và tàn lụy thì mầm hoa đã được tượng sẵn trong củ rồi, hoa sẽ nở sau khi trồng khoảng một tháng, gặp trường hợp này bạn phải trồng cây huệ trở lại chậu trước Tết khoảng một tháng. Nếu củ huệ còn non, lá đọt còn nhỏ và còn xanh thì sau khi được trồng trở lại vào chậu cây còn phải tiếp tục một thời gian nữa để ra thêm lá mới sau đó mới ra hoa gặp trường hợp này cây sẽ ra hoa trễ hơn khoảng nửa tháng so với trường hợp trên, do vậy bạn phải trồng củ trở lại chậu sớm hơn trường hợp trên khoảng nửa tháng (tức vào khoảng rằm tháng 11 âm lịch) thì đến Tết cây mới cho hoa.

Hoa loa kèn là một giống hoa đẹp được du nhập vào Việt Nam từ Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Châu Âu từ thế kỷ 20 với nhiều màu sắc khác nhau nên được coi là một thứ hoa sang trọng, quyền quý… một thứ gì đó trong sáng, nhẹ nhàng.

Trả lời