Hạt giống đương quy
500,000 ₫
Hỗ trợ trực tuyến
Ms. Lương (0399.616.628)
Ms Linh (0997.007.668)
Mô tả
Đương quy có vị ngọt cay, tính ôn, vào 3 kinh: tâm, can, tỳ có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Nó là thuốc đầu vị trong các chữa bệnh của phụ nữ, đồng thời dùng nhiều trong các đơn thuốc bổ và thuốc chữa các bệnh khác. Chủ yếu dùng chữa bệnh kinh nguyệt không đều, đau bụng khi thấy kinh, người thiếu máu, tay chân đau nhức và lạnh.
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĐƯƠNG QUY
- Giống và kỹ thuật xử lý gieo hạt
Giống cho sản xuất dược liệu là hạt thu từ cây 2 năm tuổi, hạt chắc mẩy, tỷ lệ nẩy mầm trên 70%.
Hạt giống đương quy trong điều kiện bảo quản thông thường rất dễ mất sức nảy mầm, khi gieo tỷ lệ mọc mầm kém. Vì vậy tốt nhất là nên lấy hạt giống vừa thu hoạch năm đó đem gieo thì tỷ lệ nảy mầm tốt.
Lượng hạt giống gieo cần 9 – 10 kg/ha. Trước khi gieo có thể ngâm vào nước ấm 40 – 45°C ( tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh ) trong thời gian 1 – 2 giờ. Sau đó vớt ra rửa sạch nước chua, để ráo nước đem gieo. Cũng có thể ủ hạt giống (theo kiểu ngâm giá đỗ) cho hạt nảy mầm sau đó đem gieo.2. Phương thức trồng:
Trồng đương quy để thu dược liệu có thể dùng một số phương pháp sau: gieo hạt qua vườn ươm sau đó đánh cây đi trồng, gieo hạt trực tiếp (gieo thẳng) hoặc có thể gieo hạt vào bầu sau đó đưa đi trồng.
* Phương pháp gieo hạt trên vườn ươm:
Đất vườn ươm chọn nơi bằng phẳng, ít sỏi đá, thuận tiện tưới tiêu nước. Đất được làm nhỏ, lên luống cao 20 – 25 cm, rộng 90 cm. Bón lót cho 1ha với lượng 10 tấn phân chuồng hoai mục + 250 kg supe lân + 10 kg kali clorua. Rải đều các loại phân lên mặt luống, trộn đều phân vào đất, san phẳng mặt luống, sau đó rắc đều hạt trên luống.Gieo xong phủ rơm rạ kín mặt luống và thường xuyên tưới nước để đất đủ ẩm.Sau khi hạt mọc mầm (khoảng 15 ngày) dỡ bỏ rơm rạ.Cần tiến hành làm cỏ và tỉa bớt cây xấu.Khi cây có 6 – 7 lá tỉa định cây để khoảng cách cây 5 cm. Sau mỗi lần làm cỏ, tỉa cây có thể tưới thúc phân chuồng loãng.Khi cây được 8 – 9 lá, chọn cây khoẻ mạnh, không sâu bệnh, đánh trồng ra ruộng sản xuất.
* Gieo thẳng lên ruộng:
Sau khi lên luống xong, dùng vồ hoặc gậy đập nhỏ đất mặt luống. Rạch ngang luống với khoảng cách 20 – 25 cm, gieo hạt đều theo hàng đã rạch (hoặc gieo hốc). Gieo xong phủ rơm, rạ kín mặt luống, dùng thùng có vòi hoa sen để tưới ẩm thường xuyên.Sau khi gieo khoảng 13 – 15 ngày hạt bắt đầu mọc mầm, khi hạt mọc rộ cần dỡ bỏ rơm rạ phủ mặt luống.
* Phương pháp gieo hạt trong bầu:
Mỗi bầu gieo 4 – 5 hạt. Sau khi gieo xong phủ rơm rạ (hoặc xếp vào giàn có mái che) để tránh mưa.Tưới ẩm hàng ngày, chú ý không để cho mặt bầu bị váng.Sau khi gieo khoảng 15 ngày hạt bắt đầu nảy mầm, dỡ bỏ rơm rạ, vẫn tiếp tục tưới cho bầu đủ ẩm.Khi cây được 2 lá tỉa bớt các cây xấu; khi cây 3 lá tỉa định cây, mỗi bầu để 2 cây.Khi cây có 3 – 4 lá có thể mang cây ra ruộng trồng. Không để cây con quá lâu trong bầu. Trong giai đoạn cây con ở trong bầu nếu thấy cây cằn cỗi cần tưới thúc bằng nước hòa phân đạm pha loãng 7 – 10% để cây con sinh trưởng tốt. Đây là phương pháp tốt để chủ động có đủ cây con trồng, không sợ nhỡ thời vụ.
3. Thời vụ trồng:
Đương quy trồng thu dược liệu trồng ở đồng bằng (gieo hạt tháng 10, thu hoạch tháng 6 – 7 năm sau ), thời gian sinh trưởng là 9 – 10 tháng.
Đương quy trồng ở vùng núi cao như: Sapa, Tam Đảo, (gieo hạt tháng 10-11, thu hoạch vào tháng 11 – 12 năm sau), thời gian sinh trưởng phát triển là 11 – 12 tháng.
Đương quy trồng tại Tây Nguyên: Gieo hạt tháng 6 – 7, thu hoạch vào tháng 10, 11 năm sau, thời gian sinh trưởng là 14 -18 tháng, dược liệu sẽ đảm bảo về hoạt chất. Do thời gian sinh trưởng sinh thực dài hơn nên trồng Đương quy ở vùng miền núi và Tây Nguyên củ sẽ to hơn, năng suất cao hơn, hoạt chất tốt hơn.
4. Chuẩn bị đất trồng
Chọn đất: Đất cát pha, phù sa hoặc thịt nhẹ, thoát nước tốt. pH: 6,5 – 7. Tầng canh tác trên 30cm.
Làm đất: Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại. Lên luống cao 30 – 35 cm, mặt luống rộng 90 – 120 cm, rãnh 30 cm.
5. Chuẩn bị phân bón và cách bón phân:
– Phân chuồng mục 20 tấn + 400 kg urê + 900 kg supe lân + 170 kg kali clorua/ha.
+ Bón lót:
Bón toàn bộ lượng phân chuồng + supe lân + 50% kali clorua
+ Bón thúc: Chia làm 3 đợt:
Đợt 1: Khi cây ra 6 lá bón 25% phân đạm.
Đợt 2: Khi cây trải lá bón 25% đạm + 25% kali.
Đợt 3: Trước khi thu hoạch 1,5 – 2 tháng bón nốt 25% đạm + 25% kali.
6. Mật độ khoảng cách trồng
Mật độ khoảng cách trồng trên luống thường là 125.000 – 130000 cây/ha với khoảng cách cây cách cây 20 x 20cm, hàng cách hàng 30cm.
7. Chăm sóc:
Sau khi gieo hạt ở vườn ươm hay ở ruộng gieo thẳng hoặc trong bầu phải tưới nước đều mỗi ngày 2 lần cho đất luôn ẩm, hạt sẽ nảy mầm sau 10 ngày và mọc đều sau 15 ngày. Sau khi hạt mọc tưới nước ít hơn, độ 1-2 ngày tưới một lần.
Xem thêm: Cửa hàng bán hạt giống cây dược liệu
Tỉa dặm và định cây: Cây mọc, nếu dày quá phải tỉa bớt những cây nhỏ, yếu và đến khi cây được 3-4 lá thật bứng ra trồng và định cây với khoảng cách 20cm một cây. Sau khi trồng 3-5 ngày cần kiểm tra kỹ, nếu gặp cây chết phải kịp thời trồng dặm cho mật độ được đồng đều để năng suất cao hơn.
Làm cỏ: Khi cây còn nhỏ phải thường xuyên nhổ cỏ, không để cỏ lấn át cây con. Khi đã định cây hay cây trồng đã bén rễ, cần làm cỏ 20-30 ngày một lần cho đến khi lá cây phủ kín luống thì thôi, kết hợp với bón thúc phân. Nếu mưa rào nhiều, đất bị đóng váng cần xới xáo cho đất thoáng.
Quý khách vui lòng gọi vào số 0399616628 để được tư vấn và mua hàng của chúng tôi.
Sản phẩm tương tự
Hạt giống cây dược liệu
Hạt giống cây dược liệu
Hạt giống cây dược liệu
Hạt giống cây dược liệu
Hạt giống cây dược liệu
Hạt giống cây dược liệu
Hạt giống cây dược liệu
Hạt giống cây dược liệu